A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Tại Hội nghị Hợp tác và Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục 2024, Hội đồng Anh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức giới thiệu một số kết quả ban đầu của Báo cáo nghiên cứu “Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng”. Báo cáo được đồng thực hiện bởi Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Vương quốc Anh xếp hạng thứ tư trong các quốc gia nói tiếng Anh là điểm đến học tập được ưa thích nhất và hiện cũng là quốc gia đứng đầu sở hữu số lượng chương trình giáo dục liên kết quốc tế (TNE) lớn nhất tại Việt Nam. Là đối tác quốc tế ưu tiên của Việt Nam, thể hiện qua các Biên bản ghi nhớ về giáo dục giữa hai Chính phủ và Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Anh đã và đang có các hợp tác và hỗ trợ toàn diện, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Các hoạt động gồm: Thực hiện các nghiên cứu và báo cáo về độ mở trong lĩnh vực liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam; hỗ trợ xây dựng và phát triển Cổng thông tin về liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam – TNE portal; hỗ trợ thành lập Liên minh Giáo dục xuyên quốc gia -TNE consortium - nhằm nâng cao năng lực và nâng cao tính sẵn sàng cho các trường đại học Việt Nam với những khóa học chất lượng ...

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

“Liên kết giáo dục quốc tế là một phần không thể thiếu trong việc phát triển các chương trình giáo dục, nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên trong một quốc gia và giữa các quốc gia. Hội đồng Anh vinh dự tham gia vào Hội nghị lần này, phối hợp và hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến mới về giáo dục quốc tế. Thông qua những dự án, các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục toàn diện, chúng tôi luôn mong muốn tạo môi trường thuận lợi cho liên kết đào tạo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, mang lại trải nghiệm học tập tốt cho học viên cũng như tăng tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Báo cáo “Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng” đánh dấu cột mốc tiếp theo trong cam kết mang giáo dục chất lượng tới gần hơn với tất cả mọi người của Hội đồng Anh tại Việt Nam”, bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, chia sẻ trong phần trình bày báo cáo tại Hội nghị.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Tiếp theo Báo cáo "Hướng tới một môi trường giáo dục quốc tế cạnh tranh hơn tại Việt Nam" được giới thiệu vào năm 2023, Báo cáo "Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng" đưa ra những kết quả nghiên cứu và đánh giá toàn diện về sự tham gia của quốc tế trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Báo cáo cũng cung cấp những phát hiện và các phân tích ban đầu về triển vọng của các cơ sở giáo dục quốc tế tại Việt Nam và cơ hội cho các đối tác quốc tế trong lĩnh vực này thông qua các phân tích, đánh giá chuyên môn được thực hiện bởi các nhóm chuyên gia của hai quốc gia, bên cạnh các khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu với hơn 30 đối tác Việt Nam và quốc tế, 120 trường đại học tại Việt Nam cũng như những sinh viên đang theo học các chương trình liên kết đào tạo.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/08/2024 của Bộ Chính trị có nhiệm vụ: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Việt Nam mong muốn trở thành điểm đến hấp dẫn cho sinh viên quốc tế, khuyến khích các trường đại học quốc tế thành lập phân hiệu tại Việt Nam, khuyến khích các trường đại học trong nước tăng cường hợp tác với các trường đại học quốc tế có uy tín để phát triển các chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu mà còn góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hóa giáo dục, thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến học tập và nghiên cứu, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm giáo dục và nghiên cứu chất lượng cao trong khu vực.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ ba về xuất khẩu ròng học sinh, sinh viên, với số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học ở các quốc gia khác hiện lớn hơn nhiều so với số lượng học sinh, sinh viên nước ngoài theo học tại Việt Nam. Singapore hay Malaysia cũng ở tình trạng tương tự vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đều đã "lấy lại" được sự cân bằng và hiện tại, họ là những quốc gia nhập khẩu ròng, thu hút số lượng lớn sinh viên theo học tại chính quốc gia của mình.

Hay như các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, quốc gia này hiện là một trong những điểm đến du học quốc tế phát triển nhanh nhất thế giới… Đây là một trong những nghiên cứu khảo sát được thực hiện trong Báo cáo "Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng".

Đề cập tới sự dịch chuyển ngày càng tăng của của sinh viên quốc tế, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, báo cáo tập trung vào phân tích, đưa ra khuyến nghị và cơ hội với Việt Nam gồm: Phân tích về các cơ sở giáo dục tại nhiều tỉnh thành tại Việt Nam; các chính sách dành cho giáo dục quốc tế tại Việt Nam; kết quả khảo sát với các trường đại học về sự dịch chuyển của sinh viên; phát triển các trung tâm giáo dục, trường đại học quốc tế - kinh nghiệm từ quốc gia khác; khuyến nghị và đề xuất cho Việt Nam.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Tại Hội nghị Hợp tác Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ra mắt Cổng thông tin về liên kết đào tạo. Đây là dự án với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh, sẽ là nơi cung cấp thông tin chính thức, khách quan cho mọi đối tượng quan tâm tới liên kết đào tạo, các chương trình hợp tác, các chương trình giảng dạy cùng những qui định liên quan. Cổng thông tin hiện đã mở và có thể truy cập tại địa chỉ https://hed.moet.gov.vn/

Dịp này cũng đã diễn ra chương trình Thảo luận bàn tròn: Thúc đẩy giáo dục xuyên quốc gia giữa Vương quốc Anh và Việt Nam do Đại sứ quán Anh, Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức. Buổi thảo luận có sự tham dự của ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam, bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các đối tác, các trường đại học của Vương quốc Anh và Việt Nam. Các chủ đề trong buổi thảo luận gồm: Việt Nam là điểm đến du học mới – các mô hình đổi mới và chiến lược hợp tác; Thảo luận mô hình giáo dục xuyên quốc gia mang tính đổi mới cho Vương quốc Anh và Việt Nam; cùng các đề xuất tập trung vào ý tưởng, các cách thức mang tính đổi mới, và đề xuất.

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

Phát biểu tại chương trình thảo luận, ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam nhấn mạnh: Quan hệ Vương quốc Anh - Việt Nam đang ở mức cao nhất, chúng ta vừa kỷ niệm một nửa thế kỷ quan hệ ngoại giao vào năm ngoái mà trong đó giáo dục là trụ cột chính. Điều này càng được củng cố hơn vì giáo dục là yếu tố then chốt trong quan hệ đối tác chiến lược thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia cũng như thành công của Biên bản ghi nhớ về Giáo dục giữa hai chính phủ được ký vào năm 2019.

 


 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan