A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Sáng 16/1, Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện 2”. Tại đây, du khách được khám phá những câu chuyện về lịch sử khoa bảng, truyền thống hiếu học của người Việt thông qua 82 tấm bia tiến sĩ.

Lan tỏa truyền thống hiếu học của người Việt

Trưng bày diễn ra tại Khu vườn Bia Tiến sĩ trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là hoạt động thiết thực mừng Xuân Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên (1075 - 2025).

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ, đây là lần thứ 2, trung tâm thực hiện trưng bày về 82 bia tiến sĩ. Trước đó, năm 2022, trưng bày “Bia đá kể chuyện” với chủ đề “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được thực hiện.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Ông Nguyễn Văn Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu

82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám tương ứng với 82 khoa thi, có niên đại từ 1484 - 1780, ghi tên các vị đỗ đại khoa tại các khoa thi.

Đây là những bản tư liệu gốc duy nhất hiện còn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, được coi là một trong những di sản văn hóa vô giá của cha ông để lại. Đó cũng là những tư liệu chân thực, phản ánh bức tranh sinh động về chế độ đào tạo và tuyển dụng nhân tài ở Việt Nam, kéo dài hơn 300 năm dưới thời Lê - Mạc.

Hệ thống 82 bia tiến sĩ còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phản ánh nghệ thuật điêu khắc của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực, thể hiện tư tưởng triết học, sử học, những quan điểm về giáo dục, đào tạo và trọng dụng nhân tài.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Ông Trương Quốc Toàn, Trợ lý giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX-Vietnam) phát biểu khai mạc

Tháng 3/2010, 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 7/2011, 82 bia tiến sĩ lại được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Tháng 5/2012, toàn bộ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đến tháng 1/2015, 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Trưng bày nhằm phát huy giá trị di sản tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng thời cung cấp cho khách tham quan tư liệu chân thực về chế độ đào tạo và tuyển dụng nhân tài tại Việt Nam.

Trưng bày được bố cục theo 4 chủ đề chính

Chiêu mộ hiền tài: Giới thiệu một số nét chính về giáo dục khoa cử Nho học của nước ta.

Con đường khoa cử: Giới thiệu thông tin về thi cử và chế độ đãi ngộ dành cho những người đỗ đạt.

Gương sáng tiền nhân: Giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho giáo dục nước nhà và một số lĩnh vực khác.

Lưu danh muôn thuở: Giới thiệu một những câu trích dẫn nổi tiếng về giá trị của đào tạo và sử dụng nhân tài.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Các đại biểu tham quan trưng bày

Níu chân du khách lâu hơn

Tại buổi khai mạc, ông Trương Quốc Toàn, Trợ lý giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX-Vietnam), người ấp ủ và thiết kế dự án trưng này này chia sẻ thêm: “Trước đây, đến với Văn Miếu, đi qua Khu vườn Bia Tiến sĩ này, tôi luôn quan sát xem khách tham quan khi vào đây sẽ ứng xử với các 82 tấm bia tiến sĩ này như thế nào.

Họ tạm dừng rồi đi tiếp. Nhưng đối với tôi, 82 tấm bia này là những câu chuyện về lịch sử, truyền thống khoa bảng của Việt Nam dưới thời quân chủ. Khi chứng kiến khách du lịch như vậy, tôi nuối tiếc vì dường như cuốn sách 82 tấm bia này chưa bao giờ được mở ra. Họ chỉ xem bìa cuốn sách ấy thôi, còn ruột sách ra sao thì họ không biết”.

 

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Từ đó, ông Toàn ấp ủ ý tưởng để Khu vườn Bia tiến sĩ này phải có không gian diễn giải nội dung về bia tiến sĩ, để khách hiểu nội dung, hoa văn trên bia, những thông điệp mà tiền nhân gửi gắm.

Gần đây, Ban Giám đốc Trung tâm đã bỏ hàng rào, cho phép khách đi vào bên trong nhà bia, giúp khách đến gần hơn bia tiến sĩ.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Nhiều bạn trẻ tham quan trưng bày

“Song câu hỏi nữa đặt ra là, khi họ đến gần hơn rồi thì điều gì sẽ đọng lại trong đầu họ? Vì thế, chúng tôi hình thành không gian trưng bày này. Khi tham quan 82 bia tiến sĩ được trưng bày, du khách không còn lặng lẽ đi qua các hàng bia tiến sĩ nữa, họ sẽ dừng lại lâu hơn, tìm hiểu sâu hơn.

Nếu trước đây, họ chỉ dừng lại 30 phút ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì giờ đây, họ có thể ở lại nửa ngày, từ đó, tăng thời gian lưu lại của du khách tại Hà Nội. Đó là một phần trong chiến lược phát triển du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô”, ông Trương Quốc Toàn nói.

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Khách nước ngoài tìm hiểu về 82 bia tiến sĩ

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Những thông tin về 82 bia tiến sĩ được diễn giải tại khu trưng bày

 

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

Nhiều em nhỏ được gia đình cho tham quan Khu vườn Bia tiến sĩ

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

82 bia đá tại đây có giá trị chân thực, kể về truyền thống khoa bảng của Việt Nam thời phong kiến.

 

Khai mạc trưng bày "Bia đá kể chuyện 2"

 

 

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết