A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

OCOP góp phần xây dựng NTM trên quê hương Đồng Khởi

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ở Bến Tre. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP của khu vực KTTT, HTX đang góp phần không nhỏ trong những mục tiêu này của tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 200 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 30 sản phẩm đạt 5 sao (hoặc tiềm năng 5 sao); Nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; Ưu tiên phát triển đối với các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó phấn đấu ít nhất có 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã…

Nỗ lực ghi nhận từ khu vực HTX

HTX bưởi da xanh Bến Tre, ấp Phú Ngãi, Xã Phú An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã được công nhận sản phẩm OCOP, được xếp hạng 4 sao là một ví dụ minh chứng cho thấy, khu vực HTX đang đóng góp rất lớn vào sản phẩm OCOP ở Bến Tre.

Đầu năm nay, với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng do Tổ chức Socodevi (Canada) tài trợ, HTX Bưởi da xanh Bến Tre là HTX đầu tiên tại tỉnh này sở hữu một khu phức hợp đa chức năng hoàn thiện chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, thu mua, kho trữ hàng hóa đến chế biến sản Khu phức hợp đa chức năng đầu tiên của HTX Bưởi da xanh Bến Tre.

-3568-1664721875.jpg

Sự thành công của trái bưởi da xanh của HTX bưởi da xanh Bến Tre đang góp phần thành công vào xây dựng OCOP và NTM ở tỉnh Bến Tre.

HTX bưởi da xanh Bến Tre có 101ha, ước sản lượng trên 1 ngàn tấn/năm, đã có chứng nhận VietGAP. HTX đã làm hồ sơ xin cấp mã PUC với diện tích trên 11ha để cung cấp riêng cho Công ty cổ phần Tập đoàn XNK trái cây Chánh Thu xuất khẩu sang Mỹ.

Các hạng của khu phức hợp gồm: Khu nhà sơ chế, vệ sinh, đóng gói, trữ hàng (kho mát); khu chế biến nước ép với 4 loại nước ép từ bưởi, thanh long đỏ và thanh long trắng, cam, xoài.

Ngoài ra là khu văn phòng và trưng bày các sản phẩm, đồng thời còn có khu tiếp khách đến giao dịch mua bán (được xây 1 trệt, 1 lầu); kho vật liệu, vật tư. Hiện nay, HTX đã trang bị dây chuyền rửa bưởi, nhiều thiết bị sản xuất nước ép trái cây. HTX Bưởi da xanh Bến Tre hiện có 348 thành viên, diện tích trồng bưởi của HTX là 110ha. HTX còn có 1 đơn vị thành viên là HTX Tân Thiềng với 223 thành viên. Tổng thành viên của HTX Bưởi da xanh Bến Tre hiện lên tới 571 thành viên.

Một ví dụ khác, năm 2016 do nhu cầu của nhân dân và nhằm góp phần phát triển kinh tế của địa phương, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri đã tổ chức thành lập hợp tác xã nông nghiệp Phú Ngãi.

Ngay từ khi thành lập, Hội đồng quản trị và một số bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng quản trị hoạt động đồng bộ, với 76 thành viên tham gia, đã góp vốn điều lệ được 307 triệu đồng.

Qua 5 năm hoạt động, hợp tác xã đã giải quyết một phần khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo, hoa màu cho thành viên và nông dân; tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, giảm chi phí, tăng thu nhập cho các thành viên do cơ giới hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật. Hợp tác xã kết nối doanh nghiệp để liên kết cung ứng giống, vật tư nông nghiệp sản xuất theo quy trình sạch, an toàn và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng ngàn tấn lúa, rau, củ, quả sạch và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Tham gia vào hợp tác xã, các thành viên đoàn kết, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận qua hàng năm điều tăng, tạo sự phấn khởi trong các thành viên.

Nhờ nỗ lực đó, sản phẩm rau cần, rau diếp cá, rau dền, cà tím, rượu trắng… của HTX nông nghiệp Phú Ngãi đã được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh…

Nhiều mục tiêu phía trước

Đến nay, toàn tỉnh có 172 HTX với tổng vốn điều lệ 283,9 tỷ đồng và 1.420 tổ hợp tác (THT) với trên 26,5 ngàn thành viên, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ vốn, giao thông vận tải… Trong đó, có 8 HTX sản xuất sản phẩm đạt OCOP tiêu chuẩn 3 sao và 2 HTX sản xuất sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 4 sao. Ngoài ra, toàn tỉnh có 110 THT, 49 HTX tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nhiều HTX ăn nên làm ra nhờ hợp tác với doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị nông sản.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã có 158 sản phẩm OCOP với 65 chủ thể, có 73 sản phẩm đạt 4 sao, trong đó có 16 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đang trình Trung ương xem xét công nhận). Tuy nhiên, tiềm năng và lợi thế phát triển sản phẩm OCOP ở Bến Tre vẫn còn nhiều, do đó việc UBND Tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 là điều rất cần thiết để các HTX, DN trên địa bàn ra phương hướng, kế hoạch phấn đấu.

Theo đại diện UBND tỉnh, việc phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường... góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 200 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 30 sản phẩm đạt 5 sao (hoặc tiềm năng 5 sao); Nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; Ưu tiên phát triển đối với các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó phấn đấu ít nhất có 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã.

Tỉnh cũng đặt mục tiêu, có ít nhất 10% chủ thể làng nghề có sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương; 100% cán bộ phụ trách về OCOP các cấp huyện, xã; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức các chuyên đề thuộc Chương trình OCOP; Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, phấn đấu có ít nhất 05 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Sản phẩm tham gia bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế bản địa; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa. Được chia theo 6 nhóm là thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; hàng thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh; dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Phương Thảo


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết