A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư: Hướng tới các chuẩn mực của một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam là sự kiện thường niên được Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức từ năm 2017 với mục đích là nơi trao đổi ý kiến, chia sẻ quan điểm giữa đại diện các Ban, Bộ, ngành, Trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, doanh nghiệp và đại diện của một số tổ chức quốc tế để có thêm căn cứ tham mưu Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Tham dự Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao còn có Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. Bên cạnh đó, còn có các chuyên gia trong nước và quốc tế; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, nhà khoa học.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên toàn thể

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, trong nước, các chuyên gia, nhà khoa học đã tham dự và phát biểu, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chân thành, thẳng thắn, có căn cứ khoa học, thực tiễn. Các chủ đề thảo luận của Diễn đàn vừa có tính chất cơ bản, lâu dài, vừa thời sự, vừa giải quyết những vấn đề chiến lược, vừa xử lý những vấn đề tình thế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, chủ trương đúng đắn, nhất quán, xuyên suốt, khách quan và có hiệu quả của Đảng, Nhà nước ta là không lựa chọn nền kinh tế đóng mà luôn kiên định đường lối đổi mới, mở cửa, tự tin xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách phải luôn trên cơ sở tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Đồng thời, xây dựng nền kinh tế tự chủ trên tinh thần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng các quốc gia. Bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề nội tại của nền kinh tế như: độ mở cao, cơ cấu xuất khẩu FDI chiếm 70%, khả năng hấp thụ…Trong đó, yêu cầu cấp thiết là xử lý các thách thức nổi lên, phải đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng để tự chủ nền kinh tế.

Cần huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo đó, phải rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho việc huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài cho phát triển. Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Thúc đẩy hợp tác công tư (PPP); phát triển các mô hình: Đầu tư công - quản lý tư; đầu tư tư - sử dụng công...

Đồng thời, phát triển cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập. Hiện Việt Nam hiện có trên 800 nghìn doanh nghiệp có tính linh hoạt, khả năng thích ứng cao và đang nỗ lực phục hồi, phát triển. Chú trọng tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu...

Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí – CTCP (PVFCCo)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết