A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Dương hướng đến quy hoạch đô thị và nông thôn bền vững

Một trong những tầm nhìn trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bình Dương được xác định là trở thành trung tâm đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại, phát triển bền vững. Theo đó, đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I.

Quy hoạch đô thị gắn kết chặt chẽ với quy hoạch nông thôn

Bình Dương sẽ phát triển thành một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân được hưởng thụ chất lượng cuộc sống cao, có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh hiện đại, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội của tỉnh.

Theo phương án Quy hoạch hệ thống đô thị được đặt ra trong tầm nhìn chiến lược của tỉnh Bình Dương phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I là TP Thủ Dầu Một, TP Dĩ An và TP Thuận An); 2 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại II (TP Tân Uyên, TP Bến Cát); 1 đô thị đạt tiêu chí thị xã - đô thị loại IV (huyện Bàu Bàng); 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Tân Thành - huyện Bắc Tân Uyên; thị trấn Phước Vĩnh - huyện Phú Giáo; thị trấn Dầu Tiếng - huyện Dầu Tiếng); thành lập mới một số đô thị thuộc huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo và Dầu Tiếng, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 88-90%.

Tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I.

Tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I.

Bên cạnh đó, nhằm tạo không gian gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng, Bình Dương còn đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân, thân thiện với môi trường.

Việc phát triển không gian đô thị Bình Dương gắn với vùng đô thị trung tâm TP Hồ Chí Minh theo mô hình vùng đô thị với khung cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Để không gian gắn kết hài hòa giữa các khu vực, Bình Dương còn triển khai các phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn (thể hiện trong Quy hoạch tỉnh…)

Theo đó, Bình Dương định hướng tổ chức không gian lãnh thổ khu vực nông thôn trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng đảm bảo phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa của tỉnh.

Việc quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo hướng tập trung, tiết kiệm chi phí xây dựng công trình hạ tầng gắn với các vùng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Khu vực theo khu vực nông thôn thuộc hành lang ven các tuyến sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và phía Bắc được định hướng phát triển nông thôn gắn với đặc trưng sinh thái của từng khu vực; phát triển hạ tầng dịch vụ gắn với các điểm đô thị hóa; phát triển các trung tâm dịch vụ đổi mới sáng tạo theo các cụm xã; từ đó, bảo đảm định hướng gắn kết giữa đô thị và nông thôn và phù hợp với thực, quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị đi trước một bước, tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị; gắn với mô hình phát triển đô thị, thể hiện được đặc thù của những mô hình đô thị mới.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển bền vững

Theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trong hai giai đoạn.

Giai đoạn từ 2023 - 2025: Căn cứ quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH 15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 và các số liệu tính đến 31/12/2022, tỉnh Bình Dương không có ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Giai đoạn tiếp theo, từ 2026 - 2030: Theo các quy định về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã, các địa phương sẽ phải tiến hành sắp xếp lại các ĐVHC nếu đồng thời không đạt cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo các mức.

Hệ thống đô thị và nông thôn được tỉnh bố trí sắp xếp thống nhất hiệu quả và toàn diện.

Hệ thống đô thị và nông thôn được tỉnh bố trí sắp xếp thống nhất hiệu quả và toàn diện. (Ảnh: Hương Chi)

Cụ thể, đối với ĐVHC cấp huyện, được xem xét sắp xếp nếu cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều không đạt 100% so với quy định. Bắt buộc sắp xếp nếu đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% quy định, quy mô dân số dưới 200% quy định. Đối với ĐVHC cấp xã, được xem xét sắp xếp nếu cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều không đạt 100% so với quy định. Bắt buộc sắp xếp nếu đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% quy định, quy mô dân số dưới 300% quy định.

Phạm vi ranh giới cụ thể của từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thời kỳ quy hoạch tỉnh.

Việc lập và thực hiện quy hoạch sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn từ 2023-2030 ngoài tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số cần phải tính đến kết quả sắp xếp giai đoạn trước, ĐVHC ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các ĐVHC nông thôn đã được quy hoạch thành ĐVHC đô thị nhằm tối ưu hóa quy mô các đơn vị hành chính, đảm bảo phù hợp với khả năng quản lý và phát triển kinh tế - xã hội.

 

 

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan