A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng mạnh trong các tháng tới

7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt 334.870 tấn, mang về hơn 1,94 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 54.675 tấn, trị giá hơn 304,3 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 10,2% về kim ngạch so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt 334.870 tấn, mang về hơn 1,94 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt 5.805 USD/tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng mạnh trong các tháng tới

7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều tăng 13,3% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022

Hạt điều là 1 trong những sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm.

Xét về thị trường, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ trong tháng 7 đạt 14.385 tấn với kim ngạch hơn 79,5 triệu USD, giảm 12,2% về lượng và giảm 15% về trị giá so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 88.903 tấn với trị giá hơn 512 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 0,32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, những tháng đầu năm 2023, kinh tế suy yếu, lạm phát tăng cao, xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới giảm nhập khẩu hạt điều. Điều này ảnh hưởng tiêu cực lên ngành điều toàn cầu nói chung, trong đó có Việt Nam.

Dự báo trong ngắn hạn, ngành điều thế giới vẫn chịu tác động tiêu cực khi nhu cầu đối với hạt điều dùng làm đồ ăn nhẹ hoặc dùng để nấu ăn và món tráng miệng giảm do lạm phát tiêu dùng tăng. Về dài hạn, khi lạm phát được kiểm soát, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu thụ hạt điều sẽ tăng trở lại.

Theo Reuters, nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu đạt 9,94 tỷ USD năm 2018 và dự kiến đạt 13,48 tỷ USD năm 2024, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2% trong giai đoạn 2018 – 2024. Nhận định trên dựa trên các yếu tố; nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đối với các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, trong đó có nhu cầu ngày càng tăng từ Liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, và sự gia tăng của các cơ sở chế biến lớn ở châu Phi.

Đối với xuất khẩu hạt điều Việt Nam, dự báo quý III/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU tăng trở lại. Hiện các nhà máy sản xuất trong nước ký được nhiều đơn hàng mới và nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này bắt đầu tăng trở lại. Hoạt động sản xuất diễn ra sôi động, nhiều đơn vị phải tăng công suất chế biến để kịp các đơn hàng đã ký cho 2 quý cuối năm. Việc nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm và tận dụng tốt cơ hội từ thị trường sẽ giúp cho ngành điều Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và bứt phá.

Đầu tư chế biến sâu, đa dạng sản phẩm đang là lợi thế để hạt điều Việt Nam dễ dàng cạnh tranh xuất khẩu. Điển hình, Công ty CP Tập Đoàn Hanfimex luôn ký được các đơn hàng xuất khẩu vào các thị trường khó tính nhờ có nhiều sản phẩm ngon, chất lượng cao. Đây cũng là hướng đi mà các doanh nghiệp cần hướng tới.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan