A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tỉnh Phú Thọ: Xúc tiến tiêu thụ cho cây chè

Ngành Công Thương tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ nhằm gỡ khó và tìm đầu ra bền vững cho cây chè.

Tỉnh Bến Tre: Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ cho nông sản Xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản năm 2022 tại Hưng Yên

Ông Đặng Việt Phương- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ cho biết: Phú Thọ có 137.000 ha trồng chè, sản lượng 180.000 tấn, lớn thứ 4 cả nước. Năm 2022, tỉnh đạt 60.000 tấn chè thành phẩm, trong đó 70% là chè đen, 30% chè xanh và các loại chè khác. Trên địa bàn tỉnh hiện có 57 nhà máy chế biến chè, trong đó 21 doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, ngoài ra còn nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ.

Chè của Phú Thọ hiện đã xuất khẩu đi nhiều nước, trong đó chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga, một số nước Đông Âu và châu Á.

Cùng với gỗ, chè là ngành xuất khẩu quan trọng của Phú Thọ, tuy nhiên năm vừa qua ngành chè rất khó khăn. “Tháng 4 và 5/2022, chè xuất khẩu đi Nga bị đình trệ hoàn toàn, thậm chí có container hàng đã đến cảng chuẩn bị vận chuyển phải quay về do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine. Sau khi hoạt động vận chuyển được mở lại, doanh nghiệp lại gặp trục trặc về thanh toán”, ông Đặng Việt Phương nói.

Trước những khó khăn trên, để gỡ khó đầu ra cho cây chè, năm 2023 Phú Thọ xác định đưa chè và chuối xuất khẩu sang một số thị trường, trong đó mục tiêu lớn nhất là Bangladesh. Nguyên do, thị trường Bangladesh có 160 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, có một thách thức, Việt Nam chưa có hệ thống thương vụ và tham tán thương mại ở nước sở tại. “Chúng tôi đã liên hệ với Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh và đã được đồng ý hỗ trợ”, ông Đặng Việt Phương thông tin.

Tỉnh Phú Thọ: Xúc tiến tiêu thụ cho cây chè
Tỉnh Phú Thọ gỡ khó đầu ra cho cây chè

Cùng đó, năm 2023 tỉnh Phú Thọ cũng đăng cai hội nghị chuyên đề về xuất khẩu chè, dự kiến tổ chức ngày 24/4/2023. Thành phần tham dự dự kiến có khoảng 50 doanh nghiệp chè, hiệp hội chè, đại diện Sở Công Thương và cơ quan xúc tiến thương mại các tỉnh trong khu vực về Phú Thọ để tổ chức hội nghị trực tuyến.

Phú Thọ đề nghị các thương vụ, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ giới thiệu sản phẩm chè của địa phương nói riêng, của vùng Đông Bắc nói chung”, lãnh đạo Sở Công Thương Phú Thọ bày tỏ. Đồng thời, mời đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài như Ấn Độ, Nga, Irac, Ả rập Xê Út… tham dự hội nghị.

Bên cạnh đề xuất hỗ trợ địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, tìm kiếm đầu ra bền vững cho sản phẩm chè, liên quan đến ngành Công Thương, ông Đặng Việt Phương cũng bày tỏ: Năm 2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1415/QĐ-TTg về Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2030” và Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, Phú Thọ đang trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện đề án và chiến lược này tuy nhiên qua thực tế triển khai gặp một số vướng mắc.

Cụ thể, khi xây dựng các kế hoạch nội dung, nhiệm vụ rõ ràng dễ thực hiện nhưng khó khăn nhất là kinh phí để thực hiện chưa rõ nguồn. “Đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến với Bộ Tài chính để ban hành thông tư hướng dẫn, trong đó chỉ ra nguồn lực thực hiện và nhiệm vụ chi, định mức chi cụ thể, Phú Thọ nói riêng, các địa phương nói chung mới có căn cứ để đưa vào thực thi”, ông Đặng Việt Phương nhấn mạnh.

Mặt khác, về nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện, Bộ Công Thương mới tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030, còn chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác như thương mại, công nghiệp, năng lượng cũng cần có hướng dẫn để địa phương thực thi, sớm đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu này.

Được biết, năm vừa qua ngành Công Thương Phú Thọ đã đạt kết quả tương đối khả quan, tổng mức doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội tăng 19,8%, giá trị sản xuất tăng 11,8%. Riêng với xuất khẩu, Phú Thị đã có bước nhảy vọt. Nếu như năm 2016, tỉnh đạt 526,7 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu, đứng trong Top 10 địa phươnng có kim ngạch xuất khẩu thấp cả nước. Đến năm 2022 đã đạt 23,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 12,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt tỷ USD 11,3. Phú Thọ xuất siêu 1,3 tỷ USD, đứng thứ 9 trong các địa phương có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, dệt may, da giày, linh kiện điện tử chiếm gần 80%, mặt hàng nông sản tuy có tiềm năng lớn nhưng kim ngạch đạt được chưa cao.

Năm 2020, nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phú Thọ” đã được cấp văn bằng bảo hộ góp phần nâng cao uy tín, giá trị kinh tế, sức cạnh tranh của các sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh; hiệu quả sản xuất chè ngày càng được nâng cao.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết