A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Logistics Việt Nam: Tiềm năng phát triển ở thị trường châu Âu – châu Mỹ

Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao. Xu thế vận tải biển thế giới những năm gần đây và trong thời gian tới đối với các tuyến có lưu lượng hàng hóa lớn như từ Châu Á đi Châu Âu, đi châu Mỹ, các hàng tàu vận tải container thường khai thác cỡ tàu có tải trọng lớn. Trước dự báo lưu lượng hàng hóa vận chuyển ngày càng tăng đó, Việt Nam cũng sẽ nắm bắt để trở thành một trong những thanh phần quan trọng của Chuỗi cung ứng này. 

Nhận định việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cái nhìn trong bức tranh tổng thể, giải quyết khó khăn và kết nối là vô cùng quan trọng, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Phát triển ngành logistics Việt Nam với khu vực châu Âu – châu Mỹ” vào sáng ngày 17/12/2021 tại Hà Nội. Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP.

Hiện nay, khu vực châu Á – Thái Bình Dương "thống lĩnh" thị trường logistics toàn cầu, chiếm thị phần đáng kể. Các yếu tố như giao dịch tại thị trường khu vực và quốc tế đang gia tăng, áp dụng dịch vụ logistics thuê ngoài ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, quy mô tăng trưởng còn do hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, nhu cầu logistic lớn và quá trình đô thị hóa. Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển ngành logistics, từ các hiệp định thương mại đã ký, chính sách cho ngành logistics đến xu hướng các nước châu Mỹ, châu Âu đang hướng về Việt Nam là điểm đến hấp dẫn về địa chính trị và chất lượng lao động. Nếu Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của thế giới thì không chỉ cảng biển mà cả logistics cũng sẽ rất phát triển. 

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử thói quen của người tiêu dùng đã và đang thay đổi, phương thức giao dịch mua bán chuyển từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.


Tác giả: admin1
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan