A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chứng khoán châu Âu sụt giảm mạnh trước chính sách tiền tệ thắt chặt

Ngày 16/3, sau phiên họp kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018, khi Ngân hàng Trung ương phải vật lộn với lạm phát tăng vọt của Mỹ, tác động của cuộc chiến ở Ukraine và cuộc khủng hoảng Covid-19.

Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu đã giảm 1,5% trong các giao dịch sáng, nhiều hơn so với việc đảo ngược mức tăng của ngày hôm trước. chỉ số Dax của Đức mất 1,3% và chỉ số Cac 40 của Pháp giảm 1,4%. Tại London, FTSE 100 giảm 1,4%.

Chiến lược Peter Oppenheimer tại Goldman Sachs, cho biết cuộc xung đột Ukraine vào cuối tháng trước đã khiến châu Âu “đứng trên bờ vực suy thoái”, cuộc chiến này sẽ gây ra lạm phát và tăng trưởng giảm sút.

Chứng khoán châu Âu sụt giảm mạnh trước chính sách tiền tệ thắt chặt

Bên kia Đại Tây Dương, các giao dịch hợp đồng tương lai của Mỹ theo dõi chỉ số S&P 500 của Phố Wall và Nasdaq Composite về công nghệ, vốn đặc biệt nhạy cảm với lãi suất, đã giảm lần lượt 0,4% và 0,3% sau khi giảm trong phiên trước đó. Các động thái diễn ra trước cuộc họp kéo dài hai ngày của Fed bắt đầu vào ngày 15/3 khi Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, nâng chi phí đi vay lần đầu tiên kể từ khi cắt giảm xuống 0 vào đầu đại dịch vì cố gắng kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm ngay cả trước khi diễn ra xung đột ở Ukraine. Lợi tức trên Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 0,05 điểm phần trăm xuống 2,09% vào ngày 15/3, dao động ngay dưới mức cao nhất kể từ năm 2019. Lợi suất trên kho bạc 10 năm của Đức, đóng vai trò là thước đo cho chi phí đi vay của khu vực đồng euro, giảm 0,05 điểm phần trăm, xuống 0,33%, ngay dưới mức cao nhất trong hơn ba năm.

Chuyên gia Mike Zigmont, người đứng đầu bộ phận kinh doanh và nghiên cứu của Harvest Volatile Management, cho biết, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cố định, giá cổ phiếu, thu nhập doanh nghiệp và định giá. Tại châu Á, cổ phiếu ở Trung Quốc và Hồng Kông giảm ngày thứ hai khi các nhà đầu tư vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 ngày càng trầm trọng ở đại lục. Chỉ số Hang Seng chuẩn của Hồng Kông giảm 5,7%, trong khi chỉ số Hang Seng China Enterprises của các cổ phiếu lớn và thanh khoản của Trung Quốc giảm 6,6%. Tại Trung Quốc, chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến giảm 4,6%.

Sự sụt giảm này nối tiếp đà giảm mạnh vào ngày hôm trước, khi chứng khoán Trung Quốc tại Hồng Kông giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 sau khi chính quyền áp dụng lệnh khóa cửa tại nhiều thành phố, bao gồm cả trung tâm công nghệ và sản xuất Thâm Quyến. Trung Quốc đã báo cáo hơn 3.500 ca nhiễm mới vào ngày 14/3, tăng từ ít hơn 1.400 ca nhiễm một ngày trước đó. Sự gia tăng các ca bệnh đã gây áp lực lên khả năng của Bắc Kinh trong việc duy trì phương pháp tiếp cận nghiêm ngặt trong việc tiêu diệt các ổ dịch thông qua các chốt chặn trên toàn thành phố, kiểm tra và truy vết. Giá dầu tiếp tục giảm do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung do xung đột Ukraine đã giảm bớt. Dầu thô Brent, tiêu chuẩn quốc tế, giảm 5,7% xuống 100,85 USD / thùng.

Việt Dũng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết