A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Còn nhiều qui định chung chung, chưa lấy người bệnh làm trung tâm

Đại biểu Quốc hội lo ngại, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nếu chỉ dừng lại ở những quy định chung chung thì chưa đạt được mục tiêu sửa đổi luật.

Nếu chỉ dừng ở quy định chung chung - chưa đạt được mục tiêu sửa đổi luật

Góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Hoàng Minh Hiếu - đoàn Nghệ An cho biết, trước đó ngày 3/6, báo Lao Động đã đưa tin, trong một đơn thuốc được kê của một bệnh viện tại Hà Nội, một bệnh nhân đã phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, trong khi chỉ phải chi 400.000 đồng cho thuốc điều trị.

đại biểu Hoàng Minh Hiếu- đoàn Nghệ An
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu - đoàn Nghệ An

Bài báo cũng đưa tin về các đơn thuốc ở bệnh viện này thường xuyên đắt đỏ như vậy, nên rất nhiều bệnh nhân đã phải bỏ việc ra về. Đáng lo ngại, đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp người bệnh phải chịu thiệt thòi khi đi khám bệnh.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu khẳng định, trước đây, dư luận nhiều lần biết đến các trường hợp bệnh nhân đã phải chi trả nhiều tiền cho các xét nghiệm không cần thiết, không được giải thích rõ ràng về kết quả khám bệnh, chữa bệnh và thậm chí là không được giải thích khi xảy ra sai sót trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

Một trong những lý do cơ bản dẫn đến tình trạng này là do chúng ta chưa nhìn nhận đầy đủ về mối quan hệ pháp lý giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trong mối quan hệ này, người bệnh luôn ở vào thế yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin, kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”- đại biểu lý giải.

Do vậy, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị về nguyên tắc pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải đặt ra những quy định rất cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của người bệnh.

Tuy nhiên, dự thảo mới đề cập đến mối quan hệ giữa người bệnh và người hành nghề, tập trung vào một số quy định mục 1, Chương II về Quyền của người bệnh chỉ bao gồm 6 điều quy định tương ứng và nghĩa vụ của người hành nghề tại Điều 37. Các quy định này vừa thiếu lại vừa chỉ dừng lại ở quy định chung chung về quyền và nghĩa vụ trước, chưa có cơ chế cụ thể để bảo đảm người bệnh thực hiện được các quyền của mình.

ràng nếu chỉ dừng lại ở những quy định như vậy, dự thảo luật chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, chưa đạt được mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là người bệnh làm trung tâm như Tờ trình Chính phủ đã xác định”- đại biểu Hoàng Minh Hiếu nêu.

Đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục tổng kết kỹ thực tiễn để bổ sung các quy định về mối quan hệ giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tính chất đây là mối quan hệ ủy thác giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, dự thảo Luật cần khẳng định trong mối quan hệ này người hành nghề phải thực hiện các công việc khám bệnh, chữa bệnh vì lợi ích tối đa của người bệnh. Cụ thể, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh sẽ ở ba góc độ: Một là trách nhiệm trong việc khám bệnh, chữa bệnh. Hai là trách nhiệm bảo mật thông tin của người bệnh. Ba là trách nhiệm tránh xung đột lợi ích.

Đáng chú ý, về trách nhiệm tránh xung đột lợi ích, đại biểu cho rằng đây là nội dung chưa được dự thảo quan tâm đúng mức nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hạn chế những đơn thuốc đắt đỏ.

Theo pháp luật nhiều nước, để tránh xung đột lợi ích người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải công khai mối quan hệ, lợi ích của mình với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh như công ty dược phẩm, các đơn vị thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán các cơ sở nghiên cứu y học để việc giám sát trong quá trình hành nghề. “Các thông tin này được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải thông báo cho người bệnh được biết”- vị đại biểu này nêu cụ thể.

Quy định rõ vai trò phạm vi hành nghề của các chức danh

Đại biểu Trần Khánh Thu - đoàn Thái Bình cho biết, sau hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện, mặc dù tạo khung pháp lý cho công tác quản lý hành nghề y, công tác khám bệnh, chữa bệnh nhưng quá trình thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế.

Đại biểu Trần Khánh Thu – đoàn Thái Bình
Đại biểu Trần Khánh Thu - đoàn Thái Bình

Do đó, đại biểu khẳng định việc sửa đổi luật là cần thiết nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về tăng cường bảo vệ, chăm sóc, nâng cao chất lượng sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên thực tiễn.

Nhất trí với các chính sách của Nhà nước được quy định trong dự thảo Luật về việc Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, song đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng các điều khoản cụ thể của dự thảo Luật chưa thể chế được đầy đủ chủ trương xã hội hóa dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 90 dự thảo Luật quy định về xã hội hóa còn chung chung, chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa cơ sở ngoài công lập và công lập, chưa cụ thể chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài công lập, chưa có phân tách vùng thuận lợi vùng khó khăn để khuyến khích đầu tư vào vùng khó khăn”- đại biểu nêu.

Đại biểu đề nghị rà soát lại quy định này nhằm bảo đảm đồng bộ, minh bạch. Mặt khác, đại biểu cũng lưu ý đến chính sách tự chủ trong lĩnh vực y tế nhưng các cơ sở y tế chưa được tự quyết định giá dịch vụ, định mức kinh tế kỹ thuật ban hành từ năm 2012 không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Bên cạnh đó, đề nghị rà soát các quy định về chức danh cấp giấy phép hành nghề. Quy định rõ vai trò phạm vi hành nghề của các chức danh mới cần cấp giấy phép hành nghề trong luật”- đại biểu Trần Khánh Thu lưu ý.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết