A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp

Ngày 27/2, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, cần có sự chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như cộng đồng ngư dân (Ảnh Đ.Minh)

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, cần có sự chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như cộng đồng ngư dân (Ảnh Đ.Minh)

Những kết quả đáng ghi nhận

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kể từ khi Luật Thủy sản năm 2017 chính thức có hiệu lực, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, nhận thức và hành động trong bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản có nhiều chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân và của toàn xã hội.

Bước đầu đã xác định được trữ lượng nguồn lợi thủy sản làm cơ sở để xây dựng qui hoạch, chính sách thủy sản; phát triển mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một số địa phương.

Đến nay, đã có 22/28 địa phương đã thành lập lực lượng kiểm ngư để tăng cường công tác thực thi pháp luật trên biển.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT thì, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như chưa bố trí đủ kinh phí thực hiện công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ở vùng nội đồng.

Một số địa phương hiện mới chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, du lịch, chưa quan tâm đến công tác bảo tồn biển, bảo vệ các hệ sinh thái biển như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và sinh kế của cộng đồng ngư dân.

Công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản đã được thực hiện nhưng chưa có kinh phí cho công tác nghiên cứu, sinh sản nhân tạo các loài thuỷ sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế.

công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận

Đặc biệt, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại các địa phương vẫn còn diễn ra ngày càng tinh vi, phổ biến, chưa phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời tình trạng sử dụng các loại ngư lưới cụ có tính chất huỷ diệt, khai thác cá con, khai thác bằng ngư cụ cấm các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm.

Bên cạnh đó, hiệu quả về công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao, chưa tạo sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa có nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng.

Hệ thống tổ chức lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản chưa đồng bộ, tương xứng với yêu cầu.

Vì ngành Thủy sản phát triển bền vững

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trong thời gian tới, vì một ngành Thủy sản phát triển xanh, bền vững, Bộ NN&PTNT đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan có liên quan của địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tiến tới việc chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, tình trạng xâm phạm các khu bảo tồn biển.

Chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện và hoàn thành các nội dung của chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/1/2024.

Môi trường biển bị ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản bằng phao xốp

Môi trường biển bị ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản bằng phao xốp

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân, tạo sự thay đổi trong nhận thức về vị trí và vai trò của công tác bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đối với toàn xã hội; đưa một số nội dung về bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vào trường học.

Cùng với đó, triển khai thực hiện điều tra nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng nội đồng; thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, qui hoạch, qui định về quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Đặc biệt, tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn biển, Chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; không được giao mặt nước biển thuộc phạm vi quản lý của khu bảo tồn biển cho các tổ chức, cá nhân để xây dựng các công trình phục vụ du lịch trái với các quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng và thực hiện Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết