A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

"Hai nhà sát nhau, nhà được cấp sổ đỏ, nhà không được cấp"?

Theo đại biểu Quốc hội, việc cấp, thu hồi sổ đổ phát sinh nhiều vướng mắc. Có nơi hai nhà sát nhau nhưng có nhà được cấp sổ đỏ, nhà bên cạnh lại không được cấp.

Chênh lệch giữa giá kinh doanh dự án và giá đền bù quá thấp

Góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính - đoàn Hà Nội cho biết, theo số liệu thống kê có tới 90% giải quyết khiếu nại hành chính và 50% tranh chấp về dân sự liên quan đến đất đai.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính - đoàn Hà Nội phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều quy định của Luật Đất đai 2013 hiện đã lỗi thời và không còn phù hợp, thể hiện ở 3 lĩnh vực: Cơ chế về giá, cơ chế quản lý và nhận thức của người dân.

Cụ thể, cơ chế về giá, các quy định của pháp luật đất đai không còn phù hợp, chưa đầy đủ và còn mâu thuẫn, chồng chéo các luật khác, quy định giá bồi thường quá thấp, không phù hợp với thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai.

Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá kinh doanh dự án và giá đền bù quá thấp, trong khi chênh lệch về giá giữa thành phố và nông thôn, giữa thành phố lớn và các tỉnh lân cận quá cao. Giá bồi thường khi thu hồi đất giữa thành thị và nông thôn cũng khá bất cập.

Ngoài nội dung trên, đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, cơ chế quản lý đất đai hiện nay chưa phù hợp, đồng thời cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về các phương thức thu hồi và các vấn đề khác liên quan đất đai.

“Có những địa phương khi muốn thu hồi đất đai của nông dân thì có thông báo thời gian thụ lý và giải quyết khiếu nại, rồi sau đó thực hiện quy trình thu hồi đất. Tuy nhiên, cũng có những nơi vừa thông báo xong lại thực hiện ngay việc cưỡng chế thu hồi, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài” - đại biểu Chính nói.

Việc cấp, thu hồi sổ đổ cũng phát sinh nhiều vướng mắc. nơi hai nhà sát nhau nhưng có nhà được cấp sổ đỏ, nhà bên cạnh lại không được cấp, nếu không có cơ chế hợp lý thì chắc chắn khiếu kiện sẽ kéo dài, liên tục” - đại biểu Nguyễn Hữu Chính nêu ví dụ.

Một nguyên nhân khác là do nhận thức pháp luật của người dân còn chưa đầy đủ, và cần phải giải thích cho người dân nắm được. Ngoài ra, công tác giải quyết các vụ án về mốc giới giữa các hộ dân, vấn đề thừa kế đất đai cũng chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài liên miên, chưa có hồi kết.

Góp ý vào một số nội dung cụ thể trong dự thảo Luật, đại biểu Chính nêu quan điểm, về bồi thường hỗ trợ tái định cư, khoản 2 Điều 97 dự thảo Luật quy định rõ nguyên tắc bồi thường đất đai khi Nhà nước thu hồi là phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn chỗ cũ.

Cụ thể, cơ chế về giá, các quy định của pháp luật đất đai không còn phù hợp, chưa đầy đủ và còn mâu thuẫn, chồng chéo các luật khác, quy định giá bồi thường quá thấp, không phù hợp với thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai.

Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá kinh doanh dự án và giá đền bù quá thấp, trong khi chênh lệch về giá giữa thành phố và nông thôn, giữa thành phố lớn và các tỉnh lân cận quá cao. Giá bồi thường khi thu hồi đất giữa thành thị và nông thôn cũng khá bất cập.

Tranh chấp đất đai kéo dài liên miên, chưa có hồi kết

Ngoài nội dung trên, đại biểu Chính cũng cho rằng, cơ chế quản lý đất đai hiện nay chưa phù hợp, đồng thời cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về các phương thức thu hồi và các vấn đề khác liên quan đất đai.

“Có những địa phương khi muốn thu hồi đất đai của nông dân thì có thông báo thời gian thụ lý và giải quyết khiếu nại, rồi sau đó thực hiện quy trình thu hồi đất. Tuy nhiên, cũng có những nơi vừa thông báo xong lại thực hiện ngay việc cưỡng chế thu hồi, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài” - đại biểu Chính nói.

Việc cấp, thu hồi sổ đổ cũng phát sinh nhiều vướng mắc. “Có nơi hai nhà sát nhau nhưng có nhà được cấp sổ đỏ, nhà bên cạnh lại không được cấp, nếu không có cơ chế hợp lý thì chắc chắn khiếu kiện sẽ kéo dài, liên tục” - đại biểu nêu ví dụ.

Một nguyên nhân khác là do nhận thức pháp luật của người dân còn chưa đầy đủ, và cần phải giải thích cho người dân nắm được. Ngoài ra, công tác giải quyết các vụ án về mốc giới giữa các hộ dân, vấn đề thừa kế đất đai cũng chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài liên miên, chưa có hồi kết.

Góp ý vào một số nội dung cụ thể trong dự thảo Luật, đại biểu Chính nêu quan điểm, về bồi thường hỗ trợ tái định cư, khoản 2 Điều 97 dự thảo Luật quy định rõ nguyên tắc bồi thường đất đai khi Nhà nước thu hồi là phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn chỗ cũ.

 

Tác giả: Quỳnh Nga - Lan Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết