A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tìm đầu ra cho 4,1 triệu tấn trái cây phía Nam

Sản lượng cây ăn quả chính phía Nam năm 2022 ước đạt hơn 7,3 triệu tấn. Trong đó, 6 tháng đầu năm nay ước đạt 3,3 triệu tấn, 6 tháng cuối năm ước đạt 4,1 triệu tấn. Vì vậy, vấn đề tìm đề ra cho sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam đang rất cấp thiết. 

Đây là thông tin được ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết tại Diễn đàn Kết nối nông sản 970 - Bộ NN&PTNT ngày 8/6 với chủ đề "Tăng cường giải pháp phát triển bền vững sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam".

buoi-Viet-Nam-7802-1654663423.jpg

Quả bưởi Việt Nam đang hoàn tất khâu cuối cùng để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. 

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết sản lượng cây ăn quả chính phía Nam năm 2022 ước đạt hơn 7,3 triệu tấn.

Trong đó, 6 tháng đầu năm ước đạt 3,3 triệu tấn, 6 tháng cuối năm ước đạt 4,1 triệu tấn. Một số tỉnh có sản lượng lớn như: Thanh long (Bình Thuận, Long An, Tiền Giang); bưởi (Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang); xoài (An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Khánh Hoà, Đồng Nai); mít (Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Nai); chanh Leo (Gia Lai, Đắk Lắk)…

Về tình hình xuất khẩu rau quả tại cửa khẩu, tại tỉnh Lạng Sơn, tính đến ngày 23/5, tổng lượng xe chờ xuất khẩu là 815 xe, trong đó lượng xe chở hoa quả chờ xuất khẩu là 284 xe (chiếm khoảng 35% tổng lượng xe chờ xuất khẩu).

Tại Quảng Ninh, tính đến ngày 19/5, tổng lượng xe đang chờ thông quan qua các cửa khẩu, lối mở là 287 xe.

Tại Lào Cai, tính đến ngày 22/5, tổng số phương tiên thông quan qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành là 149 xe. Trong đó, xuất khẩu 40 xe (chủ yếu gỗ ván bóc, than củi, đỗ lạc); nhập khẩu 109 xe (hàng công nghiệp và tiêu dùng). Cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Lào Cai xuất cảnh 2 chuyến tàu, nhập cảnh 2 chuyến tàu.

Tình trạng ùn ứ trái cây qua thị trường Trung Quốc đã giảm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách zero COVID, đồng thời ngày càng siết chặt việc kiểm soát đối với sản phẩm nhập khẩu, trong đó có tăng cường giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói. Thời gian đàm phán đối với các sản phẩm kéo dài và chịu sự tác động của dịch COVID-19 (chuyên gia không thể sang Viêt Nam để kiểm tra vùng trồng)… tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Vì vậy, việc đầy mạnh công tác mở cuửa thị trường cho trái cây rất quan trọng. Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cho biết Cục Bảo vệ thực vật hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 6 loại quả gồm thanh long, xoài, vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa. Hai bên đang trong quá trình đàm phán bước cuối mở cửa xuất khẩu mặt hàng bưởi thông qua ghi nhận ý kiến về nhu cầu người tiêu dùng tại Mỹ.

Trung Quốc đã đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu chanh leo. Quả sầu riêng cũng đang đàm phán ở giai đoạn cuối. Hai bên đang hoàn thiện Nghị định thư quy định xuất khẩu về vùng trồng, mã số nhà phân phối và quản lý dịch hại.

Đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam đã xuất khẩu 3 loại quả tươi. Thanh long và xoài đã được xuất khẩu bằng phương pháp xử lý hơi nước nóng. Phía Nhật cũng đã cho phép xuất khẩu vải vào năm ngoái. Hiện nay, Cục Bảo vệ thực vật đang đàm phán với Bộ Nông nghiệp Nhật xuất khẩu nhãn bằng phương pháp xử lý lạnh, đang trong giai đoạn thí nghiệm cuối cùng. Biện pháp này sẽ là tiền đề để xuất khẩu các loại quả khác sang Nhật Bản.

Thy Lê 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết