Giá tiêu hôm nay 30/8/2024: Chênh lệch giá mua và bán nên nhập khẩu tiêu có lợi hơn xuất khẩu
Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/8/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 29/8 thế nào?
Giá hồ tiêu hôm nay ngày 30/8/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 142.000 -143.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk là 143.500 đồng/kg.
Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 143.500 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 143.000 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 143.000 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua.
Giá tiêu hôm nay 30/8/2024: Chênh lệch giá mua và bán nên nhập khẩu tiêu có lợi hơn xuất khẩu |
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay duy trì đà đi ngang với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 142.000 đồng/kg chững lại so với ngày hôm qua. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 142.000 đồng/kg không có biến động so với ngày hôm qua;
Như vậy, giá tiêu hôm nay đồng loạt chững lại ở các vùng trọng điểm so với ngày hôm qua, ghi nhận mức giá cao nhất tại 143.500 đồng, dao động ở vùng giá 142.000 – 143.500 đồng/kg.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia duy trì ở mức đạt 7.560 USD/tấn, tăng 0,44%, giá tiêu trắng Muntok ở mức 8.901 USD/tấn, tăng 0,43%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ ở mức 6.450 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia tiếp tục đứng vững ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.100 USD/tấn với loại 500 g/l , tăng 4,92%; loại 550 g/l mức 6.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Sau khi tăng lên mức đỉnh 180.000 đồng/kg vào ngày 12/6, giá tiêu nội địa đã giảm 30.000 đồng/kg xuống còn bình quân 150.000 đồng/kg vào tháng 7. Bước sang tháng 8, giá tiếp tục hạ nhiệt và giảm 6 - 7% so với tháng trước về ngưỡng 139.000 – 140.000 đồng/kg vào ngày 20/8.
Câu chuyện về giá tăng cao luôn có ảnh hưởng 2 mặt, sẽ có một nhóm hưởng lợi và nhóm chịu thiệt. Theo các doanh nghiệp, khách hàng nhập khẩu là người được hưởng lợi nhiều nhất trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu chịu thiệt hại lớn.
Thời điểm tháng 5, 6 vừa qua, lượng hàng tiêu xuất khẩu tăng đột biến. Đây cũng là lúc giá tiêu đạt đỉnh 170.000 - 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá xuất khẩu chỉ khoảng 100.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp buộc phải mua giá cao, bán giá thấp.
Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ đến từ nguồn cung suy giảm (ảnh hưởng bởi thời tiết và xu hướng chuyển đổi cây trồng của người dân), mà còn bắt nguồn từ giới đầu cơ.
Theo ông Nhuận, nhiều người “ôm” tiêu từ đầu năm và đã chốt lời nhưng sau đó, họ lại mua với giá đỉnh. Tổng thể thị trường, người lỗ nhiều hơn người có lời. Người có lời thì chỉ khoảng 5.000 đồng/kg nhưng người lỗ thì lên tới 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Thị trường biến động quá sốc, không đơn giản là vì cung - cầu mà còn do đầu cơ. Tình trạng đầu cơ năm nay quá khủng khiếp. Những doanh nghiệp lớn top đầu cũng phải chịu đau thương khá nặng.
Thông tin từ ông Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Simexco Daklak, áp lực của doanh nghiệp hiện nay cũng đang rất lớn. Giá xuất khẩu tiêu trung bình của doanh nghiệp thấp hơn so với giá thu mua từ thị trường trong nước. Tuy nhiên, nông dân lúc nào cũng nghĩ doanh nghiệp lãi lớn. Thực tế, với bối cảnh thị trường biến động mạnh hiện tại, doanh nghiệp nào cũng phải cố gắng để duy trì tồn tại chứ đừng nói là phát triển.
Giá tiêu trong nước ngày 30/8/2024
*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương.