A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối phân hóa trong phiên giao dịch hôm qua (20/11).

Đóng cửa, chỉ số thị trường hàng hóa MXV-Index tăng nhẹ 0,11% lên 2.186 điểm, nối dài chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp. Sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, đáng chú ý, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Chỉ số MXV-Index

Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD

Theo MXV, thị trường kim loại diễn biến tương đối phân hóa trong ngày hôm qua. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt giảm trở lại do sự chèn ép của đồng USD. Trong đó, giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Bảng giá kim loại

Trong phiên hôm qua, giá kim loại quý vẫn được hưởng lợi do căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine. Mới đây, Ukraine đã bắn tên lửa do Anh và Mỹ chế tạo vào lãnh thổ Nga lần đầu tiên kể từ khi xung đột bắt đầu vào năm 2022. Điều này không chỉ làm gia tăng căng thẳng Nga - Ukraine, đồng thời có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa phương Tây và Nga.

Tuy vậy, đồng USD mạnh lên đã gây áp lực mạnh lên giá kim loại quý, lấn át đi vai trò trú ẩn. Chỉ số Dollar Index đã phục hồi sau ba phiên giảm liên tiếp và quay trở lại vùng cao nhất một năm, chốt phiên tăng 0,45% lên 106,68 điểm. Giới đầu tư tiếp tục đổ xô đi mua đồng bạc xanh theo làn sóng "Trump trade" và do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể giữ lãi suất cao lâu hơn. Công cụ theo dõi lãi suất FedWatch của CME Group cho thấy kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 12 đã giảm đáng kể, với tỷ lệ đặt cược hiện ở mức 55,7%, giảm so với mức 82,5% chỉ một tuần trước.

Đối với kim loại cơ bản, giá quặng sắt giảm mạnh nhất nhóm khi giảm 0,26% về 101,03 USD/tấn. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc vẫn còn yếu kém, việc Chính phủ nước này không đưa ra các chính sách kích thích kinh tế mới đã làm giới đầu tư thất vọng, kéo dòng tiền tiếp tục rời khỏi thị trường.

Vào hôm qua (20/11), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn một năm ở mức 3,1%, LPR kỳ hạn 5 năm (áp dụng đối với các khoản vay đầu tư dài hạn như vay mua nhà, các khoản thế chấp), giữ nguyên ở mức 3,6%.

Tạo thêm áp lực lên giá, các nhà phân tích của Công ty Phân tích BMI, một bộ phận của Fitch Solutions, đã đưa ra dự báo giá quặng sắt sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu yếu kém tại thị trường tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc. Giá quặng sắt trung bình năm 2025 dự kiến sẽ đạt 100 USD/tấn, giảm từ mức trung bình 104 USD/tấn của năm 2024. Trong trung hạn, BMI dự báo giá quặng sắt sẽ giảm xuống còn 78 USD/tấn vào năm 2033.

Giá một số loại hàng hóa khác

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11:

Bảng giá năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Bảng giá nông sản
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan