A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giao dịch trầm lắng, giá tiêu quanh mức 73.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (13/9) tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.500 – 73.500 đồng/kg. Để bảo đảm xuất khẩu, lượng tiêu dự trữ trong nước sẽ được huy động và dự đoán điều này sẽ kích thích thị trường tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

-5964-1694569995.jpg

Giá tiêu giữ ổn định ở các vùng trồng trọng điểm.

Theo khảo sát, giá tiêu tại Gia Lai ở mức 70.500 đồng/kg.Giá tiêu tại tỉnh Đồng Nai là 71.500 đồng/kg. Thương lái tại Đắk Nông, Đắk Lắk cùng thu mua tiêu với giá 71.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu ở mức 73.000 đồng/kg và tại Bà Rịa - Vũng Tàu cao nhất là 73.500 đồng/kg.

Như vậy, từ đầu tuần đến nay, giá tiêu không có biến động mới khi vẫn duy trì ở mức 70.500 – 73.500 đồng/kg. Điều này có thể do nhận thấy nguồn cung thời gian tới được dự báo hạn hẹp nên người dân chưa vội bán, đợi khi giá tăng mới xuất kho. Đi liền với đó là doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng vốn khiến giao dịch thưa thớt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, còn khoảng 5-6 tháng nữa, Việt Nam mới ra hàng vụ hồ tiêu mới. Thời gian từ nay đến đó để bảo đảm xuất khẩu, lượng tiêu dự trữ trong nước sẽ phải huy động và dự đoán điều này sẽ kích thích thị trường tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Mặt khác, lượng hồ tiêu vụ mùa 2023 hiện nay trong dân và doanh nghiệp không còn nhiều. Cho nên từ nay đến cuối năm, hồ tiêu xuất khẩu chủ yếu từ lượng tồn kho từ các năm trước đó.

Dự báo giá tiêu từ nay tới cuối năm diễn biến theo hướng tích cực nhờ nhu cầu cải thiện từ các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc, các nước Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, hiện tượng El Nino cùng với hoạt động đầu cơ sẽ là những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến cân đối cung cầu trên thị trường tiêu trong thời gian tới.

Tính đến hết tháng 8/2023, Việt Nam xuất khẩu được 187.755 tấn hồ tiêu. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 616,1 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 15,1% tương đương 24.625 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu giảm 15% tương đương giảm 108,9 triệu USD.

Mối lo về diện tích hồ tiêu giảm đang là thách thức với ngành hồ tiêu. Số liệu thống kê sơ bộ của Bộ NN&PTNT cho thấy, diện tích trồng tiêu của Việt Nam trong năm 2017 là 152.000ha, nhưng đến năm 2021 giảm xuống còn 131.000ha, và đến năm 2022 là 130.000ha.

Những năm trở lại đây, nông dân phá bỏ vườn tiêu khá nhiều do giá hồ tiêu liên tục đứng ở mức thấp. Không chỉ giảm về diện tích mà do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, quá trình chăm sóc, diện tích tiêu già cỗi… mà năng suất hồ tiêu hiện nay cũng giảm nhiều so với thời hoàng kim của cây trồng này.

NY


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết