|
  • :
  • :

Nông dân đổi đời nhờ giải pháp phục hồi sức khỏe đất

Tại một trang trại nhỏ ở Bangladesh, Sonatan tổ chức những buổi lễ ban phước đặc biệt cho một chiếc máy kéo nhỏ, rẻ tiền nhưng lại giúp thay đổi cuộc đời anh.

Việc tăng cường nông nghiệp thúc đẩy sản xuất lương thực nhưng lại tàn phá đất đai. Muốn duy trì nền nông nghiệp trong tương lai phụ thuộc vào khả năng hồi phục sức khỏe cho đất. Ảnh: Đại học Murdoch.
Việc tăng cường nông nghiệp thúc đẩy sản xuất lương thực nhưng lại tàn phá đất đai. Muốn duy trì nền nông nghiệp trong tương lai phụ thuộc vào khả năng hồi phục sức khỏe cho đất. Ảnh: Đại học Murdoch.

Vài năm qua là thời điểm đáng chú ý đối với người nông dân trước đây luôn phải vật lộn để nuôi sống gia đình của mình.

Vấn đề mà Sonatan phải đối mặt là các phương pháp canh tác truyền thống ở vùng nông thôn Bangladesh - nơi nghèo đói cùng cực và suy dinh dưỡng thuộc hàng cao nhất thế giới - quá chậm chạp và khó khăn để kiếm sống.

Với thiết bị làm nông truyền thống được kéo bằng trâu, vào thời điểm thu hoạch lúa, đất đai khô cằn và cạn kiệt và không thể trồng các loại cây lương thực chính như đậu lăng và đậu xanh.

Giờ đây, các nhà khoa học về đất của Đại học Murdoch đang thay đổi cuộc sống của hàng nghìn nông dân Nam Á bằng một chiếc máy gieo hạt nhỏ mang lại các kỹ thuật canh tác bền vững hơn.

Chuyên gia quản lý đất và đất, Giáo sư Richard Bell cho biết điều đó có nghĩa là các gia đình có thể có tiền chi trả cho giáo dục, nhà ở tốt hơn, chăm sóc sức khỏe và thuốc men — đồng thời cải thiện hoàn toàn chất lượng đất trồng trọt.

"Nếu một nông dân sử dụng toàn bộ gói sản phẩm của chúng tôi và sử dụng nó cho hai hoặc ba vụ một năm... thì sẽ có thêm khoảng 300-350 đô la cho mỗi ha mỗi năm", Giáo sư Bell nói.

"Nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó là rất nhiều đối với các chủ trang trại nhỏ ở Bangladesh", ông khẳn định.

Khi được sử dụng trong các trang trại nhỏ, hệ thống này sử dụng ít nhiên liệu hơn tới 86% cho việc trồng trọt, giảm 34% lao động và giảm sử dụng nước 33%, theo thông tin từ Giáo sư Bell.

"Điều này có nghĩa là lợi nhuận cho nông dân Bangladesh sẽ tăng từ 48-560%, theo các cuộc khảo sát của chúng tôi", vị giáo sư chia sẻ thông tin.

Đó là công việc giúp thay đổi cuộc sống ở một vùng đất có dân số tăng lên tới 163 triệu người, khiến đất đai dành cho canh tác chỉ là những mảnh nhỏ - thường không lớn hơn khoảng sân sau thường thấy của Úc – và phần đất còn lại dành để xây nhà ở.

Nhưng trong khi chủ đất ở các nước phát triển có khả năng tiếp cận máy móc tốt hơn nhiều, thì một cuộc khủng hoảng đất vẫn tiếp diễn bởi các hoạt động thâm canh, phá rừng và xói mòn do gió trên phạm vi toàn cầu.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, 1/3 đất trên thế giới bị thoái hóa và bị mất đa dạng sinh học đất, tăng độ mặn, ô nhiễm, axit hóa và nén chặt.

Tại Tây Úc, các nhà khoa học về đất của Đại học Murdoch đang tìm cách cải tạo những loại đất cằn cỗi để canh tác với hy vọng đảm bảo nguồn lương thực cho các thế hệ sau.

Các phương pháp mới đang được phát triển tại Viện Tương lai Thực phẩm và sử dụng nhựa sinh học, khả năng canh tác nhiều hơn với ít nước và nhiên liệu hơn, và tái tạo đất.

Phó giáo sư Frances Hoyle, Giám đốc SoilsWest cho biết chìa khóa là hiểu được chức năng phức tạp của đất và sử dụng nó để giúp chống lại biến đổi khí hậu. 

Hơn bảy tỷ vi sinh vật sống bên trong mỗi nắm đất và những vi sinh vật này dùng carbon làm thức ăn để tồn tại.

Tiến sĩ Hoyle cho biết: “Ngày càng có nhiều sự quan tâm về cách các loại đất cũng có thể hoạt động ngăn chặn carbon và kinh doanh đất trong khuôn khổ giao dịch carbon".

Tiến sĩ Hoyle đã nghiên cứu các đồng bằng cát ở Tây Nam của Tây Úc để tìm ra cách các phương thức canh tác khác nhau giúp thay đổi lượng carbon lưu trữ trong lòng đất.

Tiến sĩ Hoyle hợp tác với ngành công nghiệp và chính phủ và phát hiện ra rằng độ ẩm và nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi mức carbon của đất.

"Carbon được cân bằng bởi đầu vào và đầu ra. Vì vậy, đầu vào dựa trên lượng mưa và cách sinh khối thực vật có thể phát triển, kết quả đầu ra (hoặc tiêu thụ) liên quan đến tốc độ phát thải carbon", bà cho biết. “Với mỗi lần nhiệt độ tăng 10 độ C, tốc độ phát thải lại tăng gấp đôi".

Tiến sĩ Hoyle muốn khai thác các hệ thống đồng cỏ lâu năm trên bờ biển phía nam có nhiệt độ mát hơn của Tây Úc để lưu trữ carbon mới.

Một cuốn sách cho những loại đất tốt hơn

Giáo sư nông nghiệp Richard Harper đã đo sự cô lập carbon cho hàng trăm cây linh lăng cao 6 mét được trồng cách Perth 180 km về phía bắc, gần thị trấn Wheatbelt của Moora.

Trong một khu vực phát triển dựa vào nông nghiệp, việc trồng cây linh lăng đã giúp đất hấp thụ ba tấn carbon dioxide mỗi năm và thêm sáu tấn mỗi năm vào sinh khối của cây cối.

Trong một dự án khác, do Phó Giáo sư Rachel Standish và Greening Australia điều hành, việc trồng cây ở trang trại Peniup đã biến những vùng đất bạc màu không thể trồng cây thành bể chứa carbon sống từ cây cối.

Trong khi những dự án kiểu này đang mang lại cơ hội cho những vùng đất kém hiệu quả, Giáo sư vi sinh vật học Daniel Murphy đang trang bị cho nông dân một cuốn sách về cách quản lý đất sản xuất và đất cận biên tốt hơn. Vũ khí mới họ sử dụng là cuốn "Soil Quality 6: Soil Compaction", chứa các khuyến nghị dựa trên nhiều thập kỷ nghiên cứu giúp duy trì nền nông nghiệp trong tương lai.

Giáo sư Peter Davies, Phó giám đốc Viện Lương thực Tương lai cho biết: “Thâm canh nông nghiệp trong hơn 50 năm qua đã làm tăng sản lượng, nhưng mở rộng đô thị, xói mòn, cạn kiệt chất dinh dưỡng, nhiễm mặn, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức to lớn.

Công trình này sẽ giúp chúng tôi đóng góp giải pháp cho một số thách thức này bằng cách đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi cấp bách mà nông dân có".

Nguồn: http://nongthonviet.com.vn/kham-pha/nhin-ra-the-gioi/202109/nong-dan-doi-doi-nho-giai-phap-phuc-hoi-suc-khoe-dat-782025/
Tin liên quan
Chưa có thông tin