|
  • :
  • :

Việt Nam - Ấn Độ: Triển vọng hợp tác phát triển ngành Dừa

Đó là kết quả của buổi làm việc giữa Hiệp hội Dừa Việt Nam và Lãnh sự quán Ấn Độ về triển vọng hợp tác phát triển nhành Dừa của 2 nước. 

Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM Madan Mohan Sethi (thứ hai từ trái sang).

Theo ký kết, hợp tác giữa 2 bên bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực. Trong đó có tổ chức giao lưu, học tập, trao đổi nghiệm về sản xuất giống, phương thức canh tác, biện pháp gia tăng giá trị cây dừa các mặt, từ văn hóa, du lịch cho đến phát triển sản xuất, từ tiểu thủ công nghiệp đến xây dựng, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến. 

Cùng với việc tạo cầu nối giao thương doanh nhân Việt Nam - Ấn Độ, hai bên sẽ khởi động các chương trình Cây dừa vì cộng đồng (hỗ trợ dừa giống để người nghèo tăng thu nhập, hướng dẫn phụ nữ nghèo làm các loại bánh từ dừa, hoặc kết hợp với dừa, tạo nên sản vật địa phương phục vụ du lịch), Cây Dừa Biển đảo (phủ xanh biển đảo với mục tích tăng thêm nguồn nước ngọt cho đảo, đánh dấu chủ quyền)… 

Ở Việt Nam, dừa được trồng phổ biến ở duyên hải Nam Trung bộ. Hiệp hội Dừa Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển diện tích trồng Dừa ở phía Bắc vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu và phục vụ du lịch. Hiện ngành Dừa đang thực hiện việc đánh giá thực trạng về vùng nguyên liệu, trồng trọt, chế biến, phát triển chuỗi giá trị, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm đối với loại sản phẩm chủ lực này.

Một số sản phẩm thủ công mỹ nghề từ vỏ Dừa

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam, Ấn Độ là một trong những quốc gia có diện tích trồng dừa lớn và có ngành chế biến sản phẩm từ dừa hàng đầu châu Á. Trong khi đó, Việt Nam cũng là quốc gia có diện tích trồng dừa lớn phục vụ xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định và quy hoạch cây dừa là cây công nghiệp chủ lực cùng với các loại cây công nghiệp khác như cà phê, hồ tiêu, điều... Chính vì vậy, Hiệp hội Dừa Việt Nam hy vọng ngành Dừa Việt Nam và Ấn Độ sẽ có những hợp tác chiến lược để cùng phát triển. 

Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam cũng đề nghị Lãnh sự quán Ấn Độ cho biết thêm những chương trình về hỗ trợ người nghèo từ Chính phủ Ấn Độ cho những người trồng dừa. Vì trong tương lai có thể Việt Nam sẽ lồng ghép trong chương trình Nông thôn mới và chương trình OCOP quốc gia. 

Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, ông Madan Mohan Sethi đánh giá cao triển vọng hợp tác giữa ngành Dừa 2 nước và cho biết sẽ hỗ trợ ngành Dừa Việt Nam thực hiện chương trình Cây dừa vì cộng đồng và Cây Dừa Biển đảo. Dự kiến tháng 06/2022, ông sẽ đi thăm vùng dừa Bến Tre - Trà Vinh, Bình Định - Phú Yên.  

Từ tháng 08 đến tháng 12/2022, Lãnh sự quán Ấn Độ sẽ phối hợp với Hiệp hội Dừa Việt Nam và các bộ, ngành liên quan công bố Ngày dừa Coco Day với sự hiện diện của các Lãnh sự tại Việt Nam thuộc các quốc gia thành viên ICC (Cộng đồng Dừa Thế giới). Các chuyến Bussines Trip đưa doanh nghiệp dừa Ấn Độ sang tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam và ngược lại cũng sẽ được tổ chức trong thời gian này. 

Dự kiến tháng 05/2022, Hiệp hội Dừa Việt Nam sẽ ký kết với Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn Việt Nam để triển khai áp dụng các phương pháp sản xuất tốt nhất, tuân thủ các nguyên tắc của Biotrade (Về các hoạt động liên quan đến thu hái, sản xuất, chế biến và thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc đa dạng sinh học bản địa, theo các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế), áp dụng bộ tiêu chuẩn UEBT (Bộ Tiêu chuẩn Thương mại Ða dạng Sinh học có đạo đức) trong ngành Dừa với 7 nguyên tắc: Bảo tồn da dạng sinh học, sử dụng bền vững da dạng sinh học, chia sẻ công bằng lợi ích từ da dạng sinh học, phát triển bền vững kinh tế - xã hội (quản lý năng suất, tài chính và thị truờng), tuân thủ các quy dịnh pháp lý quốc gia và quốc tế, tôn trọng quyền của các bên tham gia hoạt dộng thuong mại sinh học, sự minh bạch về quyền sử dụng dất, quyền sử dụng và tiếp cận tài nguyên thiên nhiên.

Nguồn: http://nongthonviet.com.vn/trien-vong-hop-tac-phat-trien-nganh-dua-02-nuoc-viet-nam--an-do.ngn