|
  • :
  • :

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, lợi thế của từng địa phương. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất, doanh thu, lợi nhuận.

Chương trình OCOP có ý nghĩa phát huy các thế mạnh và đặc trưng của địa phương, giúp tăng lợi thế cạnh tranh.

Chương trình OCOP có ý nghĩa phát huy các thế mạnh và đặc trưng của địa phương, giúp tăng lợi thế cạnh tranh.

Chương trình OCOP là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, lợi thế của từng địa phương. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất, doanh thu, lợi nhuận.

Nhiều lợi ích cho chủ thể

Theo ngành chức năng, việc phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm từ Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) đã và đang được nhiều địa phương chú trọng thực hiện.

Chương trình đã thu được những kết quả đáng kể, khi góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, thúc đẩy và nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đã tạo được lòng tin của người tiêu dùng.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm, tham gia của các chủ thể OCOP trong tỉnh. Trong năm 2022, số lượng sản phẩm đăng ký tham gia vượt so với kế hoạch thực hiện chương trình.

Bên cạnh đó, bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP gồm 26 loại biểu mẫu rất khoa học và phù hợp trong suốt quá trình đánh giá, tạo sự đồng thuận của các chủ thể tham gia và các thành viên của các hội đồng cấp huyện, cấp tỉnh. Kết quả đánh giá cũng đã phản ánh được thực lực của các tổ chức, cá nhân đang sản xuất và kinh doanh.

Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm triển khai chương trình ở địa phương được nâng lên. Song song đó, các chủ thể đã có sự quan tâm trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản nên chất lượng các sản phẩm nâng lên...

Có sản phẩm thớt kính cường lực đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, anh Nguyễn Thành- Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Nguyên Thành (Phường Tân Hội, TP Vĩnh Long), cho biết: Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và sản xuất. Có sản phẩm đạt 3 sao OCOP của tỉnh thì sản phẩm mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, tạo được uy tín và khách hàng biết đến nhiều hơn.

Với 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, anh Trương Thái Thông- hộ kinh doanh Cơ sở sản xuất Ba Khánh (phường Trường An, TP Vĩnh Long), chia sẻ: “Sau khi tham gia chương trình OCOP sản phẩm được nhiều người biết đến.

Các thị trường cũng rộng hơn, tiêu thụ tốt hơn, tạo được uy tín với khách hàng hơn. Chương trình OCOP có ý nghĩa phát huy các thế mạnh và đặc trưng của địa phương, giúp tăng lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đặc biệt, chương trình này còn giúp doanh nghiệp tự hoàn thiện quy trình sản xuất sạch hơn để đáp ứng các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến và nâng tầm giá trị sản phẩm hơn”.

Ông Nguyễn Quốc Phong- Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp-PTNT), cho hay: Đến nay toàn tỉnh có trên 100 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Chương trình giúp các chủ thể OCOP tăng sức cạnh tranh trong quá trình kinh doanh sản phẩm trên thị trường. Các chủ thể tham gia thấy được lợi ích khi được chứng nhận OCOP, mang lại nhiều giá trị, hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả và phát huy chương trình OCOP

Theo ông Nguyễn Quốc Phong, việc triển khai chương trình OCOP còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, việc vận động, tuyên truyền về ý nghĩa của Chương trình OCOP cần phải được mở rộng thêm.

Cần có những chính sách thiết thực để hỗ trợ các cơ sở đạt chuẩn OCOP tiếp tục nâng hạng để tạo hiệu ứng lan tỏa của chương trình.

Theo bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg nhiều tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia chương trình chưa đủ hồ sơ minh chứng để đánh giá, phân hạng sản phẩm. Do vậy, một số sản phẩm đã đăng ký nhưng không đảm bảo hồ sơ theo tiêu chí để đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Bên cạnh đó, đa số các chủ thể tham gia Chương trình OCOP có quy mô, năng lực quản trị còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị. Việc xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng sản phẩm chưa được các chủ thể sản xuất quan tâm. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường còn yếu.

Các chủ thể đã ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các chủ thể đã ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để nâng cao hiệu quả chương trình, theo các chuyên gia kinh tế, các chủ thể sản phẩm OCOP cần được sự hỗ trợ về chính sách, vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Các chủ thể cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao.

Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc. Song song đó, cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ Trung ương đến địa phương...

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp-PTNT, đến hết năm 2022, cả nước đã có 8.689 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên, tăng 3.919 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,3% sản phẩm 4 sao, 20% sản phẩm đạt hạng 5 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm đã đạt hạng 5 sao. Hiện có hơn 4.273 chủ thể có sản phẩm OCOP, trong đó chủ thể là HTX chiếm tỷ lệ 38,6%, doanh nghiệp chiếm 26,1%, còn các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ dân chiếm 32,9% trên tổng số chủ thể. Dự kiến đến cuối năm 2023, cả nước có 9.500 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên.

Theo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, toàn quốc phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400-500 sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm đã được đánh giá và phân hạng, ưu tiên phát triển sản phẩm gắn với thương hiệu và phát triển du lịch nông thôn.

Bài, ảnh: TRÀ MY

Nguồn: https://baovinhlong.com.vn/kinh-te/202306/nang-cao-gia-tri-san-pham-ocop-3169596/