|
  • :
  • :

Gạo Jasmine tốt cho sức khỏe ra sao, nên dùng loại nào?

Gạo Jasmine đặc biệt phổ biến ở Thái Lan và các quốc gia châu Á, nơi mọi người thường sử dụng nó ở dạng tinh chế và nấu thành cơm cho hạt mềm, dẻo, thơm.

Các giống lúa Jasmine hiện chiếm tới 70% diện tích lúa ở Thái Lan và được trồng nhiều tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: The Nation.
Các giống lúa Jasmine hiện chiếm tới 70% diện tích lúa ở Thái Lan và được trồng nhiều tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: The Nation.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều loại gạo có hàm lượng carbohydrate cao này, nhất là khi nó đã được xay xát trắng tinh, người tiêu dùng dễ mắc những rủi ro liên quan đến tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, tiểu đường và tim mạch...

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về loại gạo Jamine hay còn gọi lài thơm; hương lài hiện đã nổi tiếng khắp thế giới và hồ sơ dinh dưỡng của nó. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng chia sẻ những lợi ích sức khỏe và rủi ro của việc tiêu thụ gạo Jamine, đồng thời khuyến cáo những loại gạo nào nên đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Gạo Jamine là gì?

Gạo Jasmine là một loại gạo thơm có nguồn gốc từ Thái Lan do một nông dân ở huyện Lam Pradoo, tỉnh Chonburi phát hiện vào năm 1945. Người dân nước này thường gọi nó với cái tên chính thức là gạo Hom Mali Thái Lan, ngoài ra còn gọi nó với nhiều tên khác nhau như 'Khao Hom', 'Hom Mali' và 'Khao Mali'...

Đến nay ngành nghiên cứu lúa gạo địa phương đã lai tạo, phát triển ra nhiều giống lúa Jasmine vượt trội, chứng minh được những ưu điểm thích nghi cao so với những giống lúa được tưới cải tiến trong điều kiện đất đai ít màu mỡ, thiếu nước tưới.

Chính tổ hợp gen aldehyde amin thơm tạo cho gạo hương lài có hương vị và mùi thơm đặc trưng, khi nấu chín cho ra kết cấu hạt cơm mềm, mịn nên gạo Jasmine rất được người dân các nước chấu Á ưa chuộng sử dụng để chế biến thành nhiều món khác nhau như cháo hoặc bánh...

Hồ sơ dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của gạo Jasmine cũng giống như các loại gạo trắng thông thường, với hàm lượng calo, chất dinh dưỡng đa lượng và canxi tương đương.

Carbohydrate (carbs) là một yếu tố dinh dưỡng đa lượng, là thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. Carbs cùng với protein, lipid, vitamin và khoáng chất giúp con người duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là hãy lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Lý do là gạo nguyên hạt có nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn gạo trắng như acid béo, ma nhê, các vitamin nhóm B, folate và kẽm, giúp cơ thể dễ cân bằng năng lượng hơn và ngoài ra nó giúp “ấm bụng lâu hơn”.

 

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần 150 gram gạo Jasmine. Nguồn: Medicalnewstoday.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên mỗi khẩu phần 150 gram gạo Jasmine. Nguồn: Medicalnewstoday.

Theo trang NutrientsTrusted Source, trung bình một khẩu phần 150 gram gạo Jasmine trắng đã nấu thành cơm thường bao gồm đủ các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng nó dưới dạng ngũ cốc nguyên hạt (chưa bị xay xát, đánh bóng) thì chúng thường giữ lại được các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như magiê, selen và B vitamin.

Gạo Jasmine là một loại thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao, vì vậy các nguy cơ và lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ nó cũng giống như các loại carbohydrate khác. Nếu chúng ta ăn quá nhiều loại thực phẩm này và ít vận động thể chất thì rất dễ bị tăng cân cũng như nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Nên dùng loại nào?

Những lợi ích sức khỏe của gạo lài thơm phụ thuộc vào việc nó là dạng đã qua chế biến hay còn nguyên hạt. Khi hạt gạo đã được xay xát, đánh bóng, các nhà chế biến đã loại bỏ mầm và cám ra khỏi hạt, biến nó thành một loại ngũ cốc tinh chế.

Nghiên cứu mới cho thấy, biến đổi môi trường của các khu vực canh tác lúa Jasmine có ảnh hưởng đến nitơ, lipid, tinh bột, chất xơ và hàm lượng amylose trong hạt gạo. Ảnh: Aseaneconomist.
Nghiên cứu mới cho thấy, biến đổi môi trường của các khu vực canh tác lúa Jasmine có ảnh hưởng đến nitơ, lipid, tinh bột, chất xơ và hàm lượng amylose trong hạt gạo. Ảnh: Aseaneconomist.

Ngược lại, loại gạo còn nguyên hạt chứa những phần có lợi, giúp bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống và có thể làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo rằng, gạo trắng thường có chỉ số đường huyết cao, có thể gây đột biến glucose trong máu. Ngoài ra, ADA chỉ ra rằng dân số ăn nhiều ngũ cốc tinh chế hơn, chẳng hạn như gạo trắng, thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Ngược lại, nếu tiêu thụ gạo lứt nguyên hạt có chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), gạo lứt có nhiều protein và chất xơ hơn so với gạo trắng, nhưng nó lại không chứa canxi như gạo trắng. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như anthocyanins, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do cũng cao hơn.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, bệnh đường hô hấp và các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, FDA khuyến cáo rằng việc vo gạo trước khi nấu chín cũng làm giảm hàm lượng vitamin B và chất sắt trong gạo. Vì vậy, tốt nhất khi chọn gạo nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt để giảm nguy cơ xấu đến sức khỏe.

Nguồn: http://nongthonviet.com.vn/kham-pha/202108/gao-jasmine-tot-cho-suc-khoe-ra-sao-nen-dung-loai-nao-780952/