|
  • :
  • :

Các mô hình chuyển đổi số ứng dụng trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp có thể hiểu nôm na đó là khi mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản được xây dựng dựa trên nền tảng kỹ thuật số.

Thiết bị bay P4 Multispectral dùng để đo sức khỏe cây trồng. Ảnh: Kelvin Long.

Thiết bị bay P4 Multispectral dùng để đo sức khỏe cây trồng. Ảnh: Kelvin Long.

Nhiều năm qua, Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và nhiều địa phương đã thực thi các giải pháp mang tính chiến lược như đầu tư công nghệ chế biến, quan tâm thị trường nội địa, đẩy mạnh cách mạng 4.0. Trong số đó, chuyển đổi số hiện được xem là giải pháp tối ưu cho sản xuất nông nghiệp nước ta trong tương lai.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp có thể hiểu nôm na đó là khi mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản được xây dựng dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Một số công nghệ và ứng dụng quan trọng có thể áp dụng cho chuyển đổi số trong nông nghiệp gồm có các công cụ phân tích và các ứng dụng (kể cả phân tích dữ liệu lớn - Big Data); các công cụ di động và ứng dụng di động được xây dựng dựa trên các nền tảng gốc có thể chia sẻ, điện toán đám mây, kết nối thiết bị thông minh… (IOT); các công cụ kết nối theo chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc, kết nối mạng diện rộng, trực tuyến,.. (block chain),..

Đối với lĩnh vực trồng trọt, nhóm các công nghệ IOT, Big Data được ứng dụng để phân tích các dữ liệu về đất đai, thổ nhưỡng, môi trường đất nước, không khí, diện tích vùng trồng, loại cây trồng... kết hợp với các dữ liệu như giai đoạn sinh trưởng, thời gian thu hoạch, năng suất dự kiến của từng loại cây trồng… Từ các dữ liệu này, bằng các ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng web, ứng dụng di động… người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực, nhằm mục đích dự báo, kết nối thị trường, kiểm soát tình trạng thừa hoặc thiếu sản lượng ảnh hưởng đến biến động giá cả.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, nhóm công nghệ IOT, Blockchain, công nghệ sinh học (truy xuất nguồn gốc bằng AND, lập bản đồ gien) được áp dụng cho các trang trại quy mô lớn, tiêu biểu là ngành chăn nuôi heo, bò sữa. Đối với lĩnh vực thủy sản, nhóm công nghệ chuyển đổi số phổ biến là công nghệ viễn thám (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với các thiết bị công nghệ cao, chẳng hạn như thiết bị sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh... để quản lý các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, nhóm công nghệ gien (DNA, DND) được áp dụng phổ biến để quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản kết hợp với công nghệ viễn thám (GIS, GPS) để cảnh báo cháy rừng, suy thoái rừng,..

Ngoài ra, còn một số mô hình chuyển đổi số khác mà các nhà đầu tư nông nghiệp cũng rất quan tâm như ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống cây trồng vật nuôi; công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS); công nghệ nano để tạo ra các sản phẩm công nghệ cao như silica từ vỏ trấu..; áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý tổng thể các hệ thống trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản… để giảm chi phí sản xuất, tăng kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Nguồn: http://nongthonviet.com.vn/nong-nghiep/nong-nghiep-cong-nghe-cao/202108/cac-mo-hinh-chuyen-doi-so-ung-dung-trong-nong-nghiep-780927/
Tin liên quan
Chưa có thông tin